Kỹ Thuật Nuôi – Tách – Thu Hoạch

Cách Chăm Sóc Trùn Quế

Sau nhiều năm nghiên cứu và thí nghiệm, nay An Phú xin giới thiệu tới bà con nông dân phương pháp nuôi trùn quế mới NUÔI – TÁCH – THU HOẠCH, đây là phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao về chất và lượng đối với việc nuôi trùn quế, chúng tôi tạm đặt tên KTAP – 2011.

GIỚI THIỆU: Khác với phương pháp nuôi cũ, cứ sau mỗi 45 – 60 ngày ta thu hoạch trùn quế 1 lần, với cách làm này, vô tình chúng ta bắt “tất tần tật” từ trùn bố mẹ, trùn con và thậm chí các con vừa nở cũng bị thương tổn. Kết quả khả năng tái tạo luống lại rất lâu, trùn không đủ tuổi trưởng thành để tiếp tục sinh sản (nếu sinh sản được thì khả năng rất kém hoặc kén đẻ ra không đủ chất lượng), bên cạnh đó khi ta thu hoạch sẽ vô tình giết chết 1 lượng trùn con đáng kể. Một vấn đề hết sức quan trọng nữa là chất lượng của sản phẩm thu được, đây là 1 tổ hợp của tất cả các lứa trùn từ bố mẹ cho đến con non, nên những dưỡng chất thiết yếu nhất của trùn quế rất thấp hoặc không có.

KTAP – 2011 là phương pháp nhằm nâng cao năng xuất nuôi, giảm tổn thương trùn con, tạo môi trường ổn định cho trùn sinh sản và phát triển, giảm thời gian thu hoạch xuống còn 30 ngày nhưng số lượng trùn thu được tương đương với phương pháp cũ (gấp 2 lần năng xuất) và đồng thời chất lượng sản phẩm rất cao (qua kiểm tra trên 2 mẫu sản phẩm: 1 trùn thu được từ phương pháp cũ và 1 của phương pháp mới cho ra 2 kết quả khác nhau; các thành phần dinh dưỡng từ vi lượng đến đa lượng của sản phẩm từ phương pháp KTAP – 2011 cao hơn rất nhiều so với sản phẩm cũ).

KỸ THUẬT NUÔI:

So với phương pháp cũ phương pháp mới không khác nhiều về trình tự thả giống, cách chăm sóc, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ…. Và ngay cả chuồng trại. Tuy nhiên sau khi thả giống được 45 – 50 ngày, thay vì ta thu hoạch trùn như phương pháp cũ lúc này ta cắt 3/7 diện tích mặt luống theo chiều dài đắp lên 1 bên, chừa 1 khoảng trống sát tường, gần lối đi khoảng 30%. Sau đó ta dùng phân bò đổ dọc theo tường với độ cao khoảng 25cm và tưới nuớc thường xuyên. Riêng 70% diện tích củ chúng ta vẫn cho trùn ăn bằng thức ăn bình thường.

Theo tập tính ăn của trùn quế, chúng thường xuyên tụ tập ăn và sống những nơi có thức ăn nhiều, dư …và tập tính này được các con trùn trưởng thành tiếp cận 1 cách nhanh chóng, chúng nhanh chóng đánh hơi và tìm ra nơi có ụn phân bò cạnh lối đi để ăn và sinh sống. vì thức ăn nhiều nên chúng ăn rất nhanh, tuỳ theo số lượng trùn có được nhiều hay ít mà chúng tiêu thụ đống phân bò 25cm này…. Cuối cùng (sau 1 tháng) khi ta quan sát thấy chúng tiêu thụ được 70% đống phân là lúc ta thu hoạch.

Cách thu hoạch không khác phương pháp củ, cũng nhử mồi nhưng chỉ nhử và bắt trên diệt tích 30% luống trên đống phân bò này mà thôi. Kết quả thu được là những con trùn to, béo màu nâu sậm mà chúng tôi quen gọi là trùn “đại ca”.

Sau khi thu xong chúng ta bỏ phần phân dư (có chứa kén rất nhiều) này lên trên luống cũ (nơi 70% mặt luống), tiếp tục cho ăn, tiếp tục bỏ phân bò 25cm và tiếp tục chu kỳ mới.

Nếu so sánh với kỹ thuật nuôi – tách kén (KTAP-2012) thì phương pháp này tương đối dễ thực hiện hơn, ít tốn kém, và không cần nhân công nhiều.

Nhấn vào để download:

TÀI LIỆU KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ Download

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *