Ăn nổi – Ăn chìm

ăn nổi - ăn chìm

Ăn nổi – ăn chìm là cách nuôi trùn được hình thành ngay từ đầu khi chúng ta bắt đầu tiến hành tồ chúc trại nuôi trùn quế.

Khái niệm về cách cho trùn quế Ăn Nổi – Ăn Chìm

Ăn chìm:

  • Là hình thức tập trung tất cả các loại rác thải hữu cơ, rơm rạ, phân gia súc, gia cầm vào 1 ô, sau đó cho trùn vào và chăm sóc bằng cách quản lý độ ẩm và che nắng mưa, hiện tại cách nuôi này tất cả các nước khác trên thế giới đang áp dụng.
  • Hình thức nuôi trùn quế này chủ yếu để lấy phân compost. nó tương tự như ông bà ta thường hay ủ phân xanh thay vì dùng vôi, nay ta dùng trùn quế để chúng ăn và phân hủy hữu cơ.

ăn nổi - ăn chìmĂn nổi: 

Cách ăn nổi trùn quế là gì? Là cách nuôi mà hiện tại Việt Nam ta đang áp dụng, cho sinh khối trùn vào luống, cho ăn thường xuyên và thu hoạch trùn khi trùn trưởng thành.

Với cách nuôi này chúng ta chủ yếu tập trung thu trùn thịt nhằm phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng cho thủy sản và gia súc gia cầm.

ăn nổi - ăn chìm

Vì thế ăn nổi – ăn chìm chủ yếu là cách nuôi trùn của từng địa phương dựa trên nhiều yếu tố như giống trùn, mục đích nuôi, khí hậu, qui mô nuôi,

Nhưng tôi xoáy trọng 2 yếu tố là: giống trùn, mục đích nuôi

a. Giống trùn:

Trùn quế khác với nhiều loại trùn khác ở chỗ nó có tập tính ăn trên bề mặt và thức ăn của chúng là chất mùn hữu cơ mềm ẩm,

Chính vì tập tính ăn này nếu chúng ta áp dụng phương pháp nuôi chìm thì không hiệu quả. còn giống trùn dùng để “ăn chìm” theo phương pháp nước ngoài là loại khác eisenia foetida – EF hoặc tiger worm, chúng sống và ăn thích nghi trong điều kiện thức ăn ráo mềm, hoai mục trong đất, không nhất thiết phải bề mặt miễn nơi nào có chất hữu cơ.

b. Ăn nổi – Ăn chìm tùy vào mục đích nuôi:

  • Khác với tất cả các quốc gia khác trên thế giới, người Việt chúng ta nuôi trùn là để lấy trùn, còn họ nuôi để lấy phân.
  • Chính vì việc nuôi để lấy trùn nên chúng ta cần chăm sóc và cho ăn mỗi ngày, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trùn phát triển,
  • Như vậy chúng ta mới thu hoạch được nhiều trùn,
  • Còn ở nước ngoài họ nuôi để lấy phân nên họ không cần chăm sóc, chỉ cần giữ ẩm là đủ, và thu hoạch sau 6 tháng đến 1 năm.

Xin nói thêm:

Bà con thường hay hỏi rằng nước ngoài họ thu hoạch trùn bằng máy tại sao Việt Nam ta không dùng được?

Xin trả lời: chính vì cách nuôi của họ, giống trùn của họ, môi trường sống của trùn họ khô – ráo nên khi thu hoạch cho vào máy quay mới tách được trùn và phân. Còn Việt Nam ta nếu đưa vào máy sẽ không thể tách trùn quế được vì quá ướt.

Kết luận:

Cách ăn nổi hiện tại của chúng ta là phù hợp nhất với trùn quế,

Nếu các anh chị muốn nuôi trùn để lấy phân hoặc không chú trọng lắm đến năng xuất trùn, chúng ta có thể nuôi bằng cách nuôi láng, cách này chúng ta chỉ việc gom tất cả phân trâu, bò, rác, rơm… vào 1 khu vực, tạo ẩm và cho trùn vào nuôi,

ăn nổi - ăn chìm

Sau khoảng 6 tháng chúng ta sẽ có phân trùn.

Chú ý luống trùn không dày quá 40cm, đảm bảo ẩm độ. hiện giờ An Phú Nông chúng tôi đang nghiên cứu áp dụng phương pháp nuôi này sau đó không thu trùn mà ủ toàn bộ để tạo ra loại phân hữu cơ tốt hơn so với phân trùn thường.

  1. Công ty chúng tôi từng nhập giống tiger worm về nuôi thử nghiệm nhưng kết quả không đạt bằng Perionyx Excavatus – PE,
  2. Tuy PE nhỏ hơn EF, nhưng tỷ lệ sinh sản cực kỳ cao, nên sau 1 kỳ nuôi 6 tháng, thương phẩm thu được từ EF < PE là 6 – 10kg.
  3. Như đề cập trên còn tùy thuộc vào khí hậu, tôi nuôi thử nghiệm tại trại An Phú củ chi, tp.HCM nên kết quả là vậy.

ĂN NỔI THU TRÙN – ĂN CHÌM THU PHÂN

Xem trùn giao phối tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=TTxuxVpotK0&t=20s

Xem Kén trùn nở ra tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=fLq-JjWij-8&t=55s

Nhấn vào để download:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ

Xem Clip: hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn quế tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *