Dịch trùn và Bệnh Phân Trắng cho Tôm

www.trunque.net

Đầu năm, do vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch bị bệnh dịch. Chỉ tính riêng hai xã Hoà Hiệp Nam, Hoà Tâm đã có trên 90% trong số 437 ha thả nuôi bị bệnh dịch, thua lỗ, người dân gặp nhiều khó khăn. Vụ II do thiếu vốn đầu tư, cải tạo ao hồ không triệt để, nguồn giống trôi nổi, giá thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, thời tiết nắng nóng kéo dài … nên hiện nay tôm lại bị bệnh phân trắng, lây lan trên diện rộng. Để cung cấp kịp thời cho bà con các giải pháp khắc phục sự cố này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Kỹ thuật phòng trị bênh phân trắng trên tôm nuôi”.

Bệnh phân trắng không phải là bệnh nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng nhưng lây lan nhanh làm giảm năng suất, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nuôi tôm. Bệnh thường gặp ở tôm 40 – 50 ngày tuổi trở lên, thường xuất hiện trong mùa nắng nóng, nhiệt độ nước cao, nuôi mật độ dày, cải tạo ao hồ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Triệu chứng bệnh:

– Xuất hiện phân tôm màu trắng trên nhá hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao, cuối hướng gió.

– Tôm giảm ăn.

– Ruột tôm không đầy thức ăn, có những đốm màu vàng ở phần cuối ruột.

– Tôm bị ốp, mỏng vỏ, teo nhỏ dần.

– Tôm chậm lớn.

Nguyên nhân:

Bệnh có thể do nhiều hoặc một trong những tác nhân sau:

– Tảo độc tiết ra độc tố, phá hủy bộ phận gan tụy và đường ruột tôm.

– Tôm bị nhiễm khuẩn trên đường ruột.

– Do nhiễm nguyên sinh động vật ( Gregarine ).

– Do nhiễm độc tố thức ăn ( Aflatoxin ).

Phòng bệnh:

– Thực hiện giải pháp bù đắp sinh học trong hệ thống nuôi tôm: Thay bớt lớp bùn đáy, bón vôi, phơi khô để tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh tôm. Gây màu nước bằng phân trùn ( 6 – 10 kg/1.000 m3 nước ), định kỳ bón E.M ( 2lít/1.000 m3 ) để bù đắp, bổ sung các vi sinh vật có lợi cho ao nuôi.

– Tăng cường mức nước trong ao, độ sâu: 1,2 – 1,5 m.

– Mật độ thả nuôi nên phù hợp điều kiện thiết bị kỹ thuật hiện có.

– Cho tôm ăn thức ăn có chất lượng cao.

– Thường xuyên trộn vào thức ăn các loại men có thành phần chính: Lactobacillus sporogenes như PROBIO F2 ( 2 – 3 g/kg thức ăn )… vì vi khuẩn này sản xuất acid lactic, vừa làm tiêu hoá tốt thức ăn vừa ngăn chặn mạnh mẽ sự phát triển, xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh, làm tôm khoẻ mạnh, nhanh lớn, trộn áo bằng dịch trùn ( 1 kg cho 50 – 60 kg thức ăn ) vì dịch trùn là sản phẩm giàu đạm, các acid amin cần thiết cho động vật thuỷ sinh, các nguyên tố vi lượng Zn, Selenium …, vi khuẩn Bacillus spp giúp chuyển hoá tốt các chất dinh dưỡng có trong con trùn, thức ăn vào con tôm làm tăng sức đề kháng, kích hoạt hệ miễn dịch cho tôm nuôi.

Đồng thời diệt khuẩn nước ao nuôi bằng các sản phẩm có thành phần chính Iodine, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

Trị bệnh:

Dùng BERBERIN: 3 viên/kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 – 5 ngày vào 2 suất ăn mạnh nhất trong ngày, suất còn lại cho ăn BIO SUBTYL: 5 gói/kg thức ăn.

Đồng thời phải diệt khuẩn nước ao nuôi bằng các sản phẩm có thành phần chính Iodine, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

Sau 3 – 5 ngày tôm trở lại ăn bình thường thì chuyển sang liều phòng.

Trường hợp phát hiện trong ao màu tảo quá đậm (thông thường có màu xanh lục đậm ) thì nên lập tức thay nước, giảm tảo ( dùng nước đã qua xử lý).

Để phòng trị bệnh phân trắng có hiệu quả nên kiểm tra, thường xuyên thay nước, giữ môi trường ao nuôi trong sạch.

Lưu ý:

Sau khi sử dụng kháng sinh 3 – 5 ngày tôm ăn trở lại bình thường, nếu còn một ít phân trắng thì vẫn ngừng sử dụng kháng sinh, cho tôm ăn “ Dịch trùn + Men ProBio F2 ”đều đặn cho đến khi thu hoạch, thường xuyên thay nước, giữ môi trường ao nuôi trong sạch thì việc xử lý bệnh sẽ thành công.

Nguồn: https://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khcn/phu-yen-ky-thuat-phong-tri-benh-phan-trang-tren-tom-nuoi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *